Unknown

Chuyện xổ số kiến thiết thủ đô một thời

Để có thêm nguồn vốn cho việc xây dựng Thủ đô, vào cuối năm 1961 Ủy ban Hành chính thành phố Hà Nội đã đưa ra quyết định cho phép tổ chức phát hành vé xổ số vui xuân nhân dịp Tết nguyên đán.

Sau đó, đợt phát hành xổ số này đã đạt được những kết quả tốt nên ông Nguyễn Tiến Đức, Phó Chủ tịch Ủy ban hành chính thành phố phối hợp với sở Tài chính báo cáo lên Bác Hồ cho phép Hà Nội tổ chức phát hành xổ số kiến thiết xã hội chủ nghĩa. Dựa trên nghị định số 31-CP ngày 26/2/1962 của Chính phủ, Ủy ban hành chính thành phố Hà Nội đã bàn bạc và đưa ra Nghị quyết với việc phát hành xổ số kiến thiết xã hội chủ nghĩa, sở Tài chính đã thành lập nhanh chóng Tổ xổ số, thuộc phòng Văn xã có vai trò làm nhiệm vụ tổ chức hoạt động xổ số.
Theo xshn, trụ sở của xổ số kiến thiết Thủ đô đặt tại số 38B phố Hai Bà Trưng (nay là sở Tài chính). Trong nhiều năm liền, một tuần mới quay mở thưởng một lần. Giải thưởng lớn được trả bằng hiện vật. Thập niên 70, giá một vé là 2 hào và giải Nhất là xe máy Simson, giải Nhì là xe đạp Phượng Hoàng hay Thống Nhất. Các giải nhỏ thì hội đồng xổ số trả tiền mặt. Xổ số được phát hành theo 2 cách: Bán tại các quầy đại lý và được phân về các cơ quan, xí nghiệp, nhà máy, công trường để cán bộ công nhân viên mua ủng  hộ một vài vé. Vì thế có đợt người ta còn in cả thơ vào tấm vé “Trước là xây dựng Thủ đô. Sau là bồi đắp cơ đồ nhà ta” hay “Mua xổ số là ích nước lợi nhà”.
Văn hoá - Hà thành kim cổ ký: Xổ số một thời

Đỉnh cao của xổ số truyền thống là thập niên 90. (Ảnh minh họa)

Nơi quay mở thưởng là câu lạc bộ Đoàn Kết (nay là khu văn phòng gần Nhà Hát lớn). XSTD cho biết thời kỳ đó, mỗi khi quay số mở thưởng phải có đủ các thành phần tham gia gồm: Công an, kiểm sát, tòa án, tài chính và người mua vé. Trước khi quay một người đại diện cho hội đồng đọc bài diễn văn, nội dung là ngày hôm nay sẽ quay mở thưởng đợt vé phát hành ngày nào, cơ chế giải thưởng. Sau đó, đại diện các ngành kiểm tra vòng quay. Vòng quay là vành xe đạp trên vòng tròn gắn các con số từ 0 đến  9. Người quay là học sinh giỏi và ngoan của một số trường học. Các em quần áo chỉnh tề, cổ quàng khăn đỏ. Sau  màn chào mọi người theo nghi thức Đội các em về vị trí chờ lệnh của vị đại diện. Khi bánh xe đang quay người đại diện hô dừng thì lập tức có người bóp phanh và con số nào dừng đúng ô vuông phía trước vành xe đạp thì vị đại diện đọc to cho mọi người nghe, sau đó thư ký sẽ ghi vào biên bản. Nếu số bị che lấp không rõ ràng thì phải quay lại.
Công việc quay số kết thúc, không ai có ý kiến hay thắc mắc gì các vị đại diện cho các ngành sẽ ký vào biên bản. Lúc đó một người trong tổ thư ký sẽ ghi kết quả bằng phấn lên tấm bảng treo ở cửa. Kết quả này còn được in trên báo Hà Nội mới phát hành vào sáng hôm sau. Nhờ phát hành xổ số Hà Nội đã xây dựng được các công trình công ích, trường học, nhà trẻ. Quanh xổ số cũng có nhiều tin “thông tấn xã vỉa hè” rằng xe máy ông này, ông kia đang đi là mua lại vé của người trúng giải đặc biệt rồi đến lĩnh để  tránh bị kiểm tra hành chính. Lại có tin đồn hội đồng xổ số lấy vé trúng thưởng do các đại lý bán không hết trả lại để lĩnh giải rồi chia nhau.       
Đỉnh cao của xổ số truyền thống là thập niên 90 khi cơn khát tiền bao trùm và tiền trở thành mục đích lớn nhất của nhiều người trong xã hội. Cứ chiều chiều, các quán bia, quán nước, cả người đi đường ngóng những đứa  trẻ vừa chạy vừa rao bán kết quả. Và người ta đã đọc trại “Kết quả đi” thành “Chết cả đi”. Bây giờ có nhiều hình thức xổ số và xổ số truyền thống có giảm so với ngày trước nhưng nhiều người Hà Nội vẫn thích mua vé số truyền thống. Vừa được chơi lại vừa góp phần kiến thiết thành phố.  

Unknown

About Unknown -

MÌNH LÀ QUYÊN. MÌNH LÀM SEO CHUYÊN VỀ XỔ SỐ. MONG CÁC BẠN ỦNG HỘ MÌNH NHÉ!

Subscribe to this Blog via Email :